Mối quan hệ gia đình sau ly hôn: Những hệ lụy lâu dài đối với trẻ em

Tên bản gốc tiếng Anh: Family Ties After Divorce: Long-Term Implications for Children

Tác giả: TIẾN SĨ CONSTANCE R. AHRONS

Giới thiệu: Dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu Gia đình Song nhân (Binuclear Family Study / một loại cấu trúc gia đình, nơi mà sau ly hôn hoặc chia tay, trẻ em được nuôi dạy chung giữa hai hộ gia đình) qua nhiều năm, 173 người con đã trưởng thành được phỏng vấn sau 20 năm kể từ khi cha mẹ họ ly hôn. Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cơ bản: (1) Sau 20 năm ly hôn, mối quan hệ giữa phụ huynh ảnh hưởng như thế nào đến con cái của họ? và (2) Khi một phụ huynh tái hôn hoặc sống chung với người khác, điều này ảnh hưởng như thế nào đến cảm giác về gia đình của một đứa trẻ? Các phát hiện cho thấy, mối quan hệ của phụ huynh tiếp tục có ảnh hưởng đến gia đình song nhân sau 20 năm hôn nhân tan vỡ bằng cách tác động mạnh mẽ đến chất lượng các mối quan hệ trong hệ thống gia đình. Những đứa trẻ báo cáo rằng cha mẹ họ có sự hợp tác cũng cho biết mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ đẻ, ông bà, cha mẹ kế và anh chị em ruột. Trong suốt 20 năm, phần lớn những đứa trẻ đã trải qua việc tái hôn của một hoặc cả hai bậc cha mẹ, và một phần ba trong số này nhớ lại việc tái hôn là căng thẳng hơn so với ly hôn. Trong số những người đã trải qua việc tái hôn của cả hai bậc cha mẹ, hai phần ba cho biết tái hôn của cha là căng thẳng hơn so với của mẹ. Khi mối quan hệ của những đứa trẻ với cha xấu đi sau ly dị, mối quan hệ của chúng với ông bà nội, mẹ kế và anh chị em kế thường xa cách, tiêu cực hoặc không tồn tại. Việc các mối quan hệ gia đình có ổn định, cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào sự giao thoa phức tạp của nhiều yếu tố. Xét về ý nghĩa lâu dài của việc ly dị, sự cần thiết phải nhấn mạnh tầm quan trọng của quan điểm theo chu kỳ cuộc sống (life course) và hệ thống gia đình (family system).

Link tải: https://lyhon.org/wp-content/uploads/2024/07/ly-hon-04.pdf (định dạng PDF)