Hôn nhân và ly hôn: Các thay đổi và những lực lượng thúc đẩy

Tên bản gốc tiếng Anh: Marriage and Divorce: Changes and their Driving Forces

Tác giả: Betsey Stevenson và Justin Wolfers

Giới thiệu: Gia đình không phải là một tổ chức tĩnh tại (static institution). Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ kết hôn đã giảm, tỷ lệ ly hôn tăng lên, và những đặc trưng xác định hôn nhân đã thay đổi. Cách tiếp cận kinh tế (economic approach) với gia đình tìm cách giải thích những xu hướng này bằng cách tham chiếu đến các mô hình có thể giải thích: Làm thế nào và tại sao các gia đình được hình thành (families form)? Công trình “Treatise on the Family / Luận về Gia đình” của Gary Becker (1981) đã đề xuất một lý thuyết dựa trên “sự bổ sung sản xuất / production complementarities,” nơi người chồng và người vợ chuyên môn hóa (specialize) tương ứng trong các lĩnh vực thị trường và gia đình. Sự bổ sung sản xuất cũng xuất hiện ngay trong việc sinh con đẻ cái và nuôi dạy trẻ em của chính gia đình [sau này]. Tuy nhiên, sự bổ sung sản xuất – ít nhất là như ban đầu được mô tả – ngày càng ít là đối tượng trung tâm trong cuộc sống gia đình hiện đại. Tuổi thọ tăng lên và tỷ suất sinh giảm đi có nghĩa là, phần lớn thời gian của người trưởng thành sẽ không có con cái trong gia đình. Ngoài ra, sự gia tăng trong việc hình thành hôn nhân ở lứa tuổi cao hơn, bao gồm tái hôn, có nghĩa là nhiều gia đình được thành lập mà không có ý định sinh em bé (producing children). Hơn nữa, mức độ tham gia tăng lên của phụ nữ vào lực lượng lao động cho thấy rằng chuyên môn hóa gia đình (household specialization) đã giảm đi hoặc ít nhất là đã mang một ý nghĩa khác.

Những thay đổi này diễn ra do những sản phẩm được tạo ra trong gia đình đã thay đổi đáng kể, cả bởi sự xuất hiện của công nghệ tiết kiệm lao động (labor-saving technology) trong nhà và bởi sự phát triển của các ngành dịch vụ cho phép nhiều thứ trước kia chỉ được cung cấp bởi những người nội trợ chuyên nghiệp (specialized homemakers) giờ đây có thể mua sắm trên thị trường (purchased in the market). Sự sẵn có của biện pháp tránh thai (birth control) và phá thai (abortion) đã ảnh hưởng đến hệ quả tiềm năng của quan hệ tình dục cả trong và ngoài hôn nhân, trong khi sự thay đổi trong luật ly hôn (divorce laws) đã làm thay đổi điều kiện của giao kèo hôn nhân (marital bargain). Những lực lượng này cũng có các tác động phản hồi quan trọng (feedback effects), làm thay đổi dòng người độc thân (singles) có khả năng kết hôn qua các lứa tuổi, qua đó ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, kết hôn, tái hôn (remarriage) và mức độ “luân chuyển / churning” trên thị trường hôn nhân (marriage market).

Link tải: https://lyhon.org/wp-content/uploads/2024/07/ly-hon-02.pdf (định dạng PDF)