Ảnh hưởng của việc ly hôn đối với trẻ em

Tên bản gốc tiếng Anh: The Effects of Divorce on Children

Tác giả: Patrick F. Fagan và Aaron Churchill

Giới thiệu: Mỗi năm, hơn một triệu trẻ em Mỹ phải chịu cảnh cha mẹ ly hôn. Ly hôn gây ra tổn hại không thể khắc phục được cho tất cả những người liên quan, nhưng đặc biệt nhất là đối với con cái. Mặc dù nó có thể được chứng minh là mang lại lợi ích cho một số cá nhân trong một số trường hợp riêng lẻ, nhưng nhìn chung, nó gây ra sự suy giảm tạm thời về chất lượng cuộc sống của cá nhân và khiến một số người rơi “vào quỹ đạo đi xuống mà từ đó họ có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn.” [1]

Ly hôn gây tổn hại cho xã hội. Nó tiêu tốn vốn xã hội và vốn con người. Nó làm tăng đáng kể chi phí cho người nộp thuế [do tăng chi phí do chính phủ hỗ trợ cho mẹ đơn thân, trẻ em hoàn cảnh khó khăn], trong khi giảm bớt phần của xã hội đóng thuế [do người trưởng thành sau ly hôn thường suy giảm khả năng làm việc]. Nó làm giảm khả năng trong tương lai của trẻ em trong tất cả năm nhiệm vụ chính của xã hội: gia đình, trường học, tôn giáo, thị trường và chính phủ. Việc lật ngược lại tình trạng văn hoá và xã hội của việc ly hôn sẽ không gì khác ngoài một cuộc cách mạng văn hóa (cultural revolution). Chỉ vài thế hệ trước, văn hoá Mỹ coi ly hôn như là điều tai tiếng. Ngày nay, luật pháp, ứng xử và văn hoá không chỉ chấp nhận mà còn ca ngợi việc ly hôn.

Ly hôn cũng làm suy yếu vĩnh viễn gia đình và mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ [2]. Nó thường dẫn đến những phương pháp giải quyết xung đột mang tính phá hoại, làm suy giảm năng lực xã hội và đối với đứa con trong gia đình ly tán có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn, cũng như suy giảm cảm thức về nam tính hoặc nữ tính ở người trẻ. Nó cũng dẫn đến nhiều rắc rối hơn trong việc hẹn hò, sống chung nhiều hơn, khả năng [về mặt thống kê] ly hôn cao hơn, kỳ vọng chủ quan [thái độ, niềm tin] ly hôn sau này cao hơn và tỷ lệ mong muốn có con giảm đi.

Paul Amato, giáo sư xã hội học tại Đại học Pennsylvania State đã tổng kết: ly hôn dẫn đến “sự gián đoạn trong mối quan hệ cha mẹ – con cái, xung đột liên tục giữa các cặp vợ chồng cũ, mất đi sự hỗ trợ tình cảm, khó khăn kinh tế và tăng số lượng các sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống.” [3]

Link tải: https://lyhon.org/wp-content/uploads/2024/07/ly-hon-12.pdf (định dạng PDF)